Saturday, 20/04/2024 - 15:33|
Chào mừng bạn đến với cổng thông tin điện tử của Trường THCS Xuân Phú

SKKN dạy tiếng Anh THCS

 

  I - ĐẶT VẤN ĐỀ:

         

1. Lý do chọn đề tài:

Mục đích của việc học ngoại ngữ là để giao tiếp được bằng thứ ngôn ngữ mà người học đang theo học . Vậy để giao tiếp tốt thì các em cần có vốn từ vựng tốt, có kiến thức ngôn ngữ khá và có khả năng nghe hiểu thông tin tốt. Khi các em thích giao tiếp bằng tiếng Anh có nghĩa là các em có lòng say mê,  yêu thích đối với môn học đặc biệt đối với học sinh THCS. Nếu chúng ta đã rèn cho các em có thói quen giao tiếp bằng tiếng Anh một cách thường xuyên ngay từ các lớp dưới thì đây sẽ là bước đệm tốt cho các bậc học tiếp theo.

Tuy nhiên thực tế ở các trường THCS thì việc giao tiếp bằng ngôn ngữ tiếng Anh thường xuyên còn rất hạn chế. Ngoài các giờ học kĩ năng ở lớp 8 và 9 thì hầu như các em rất ít có cơ hội nói tiếng Anh. Phần vì kiến thức bộ môn nhiều, phần vì giáo viên chưa thực sự chú trọng đến việc tạo cơ hội tăng cường khả năng nghe cho học sinh nên đa số các em nhút nhát, ngại giao tiếp bằng tiếng Anh.

          Một trong 4 kỹ năng mà người học tiếng Anh nói chung, học sinh THCS nói riêng thường gặp những khó khăn nhất định trong quá trình học đó là kỹ năng nghe.

          Trên thực tế để có được kỹ năng nghe tiếng Anh thì người học ngoại ngữ phải có quá trình luyện tập nghe thường xuyên, lâu dài với những hình thức và nội dung nghe khác nhau. Việc dạy và học nghe môn tiếng Anh tuy không còn mới mẻ nhưng khó đối với tất cả giáo viên và học sinh bậc THCS.

         Xuất phát từ phân tích trên, tôi thấy vấn đề “Đổi mới phương pháp day nghe” nhằm tăng cường kĩ năng nghe góp phần phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong môn học Ngoại ngữ là rất cần thiết. Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ phần nào giúp giáo viên dần khắc phục những khó khăn trên để tiến hành dạy nghe môn tiếng Anh có  hiệu quả tốt hơn, học sinh tích cực, chủ động trong việc tiếp thu, lĩnh hội kiến thức của bài học.

2. Nhiệm vụ nghiên cứu.

Để thực hiện tốt đề tài nghiên cứu, người thực hiện đề tài này cần phải

thực hiện các nhiệm vụ sau.

- Nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn tiếng Anh, các kỹ thuật dạy nghe.

- Thao giảng, dạy thử nghiệm

- Dự giờ đồng nghiệp , trao đổi, rút kinh nghiệm.

- Kiểm tra, đánh giá kết quả việc nắm bài của học sinh để từ đó có sự điều chỉnh, bổ sung hợp lý.

3. Phương pháp nghiên cứu.

- Phương pháp quan sát: Người thực hiện đề tài tự tìm tòi nghiên cứu, tiến hành dự giờ thăm lớp  của đồng nghiệp.

- Phương pháp trao đổi, thảo luận: Sau khi dự giờ của đồng nghiệp, đồng nghiệp dự giờ người thực hiện đề tài, đồng nghiệp và người thực hiện đề tài tiến hành trao đổi, thảo luận để từ đó rút ra những kinh  nghiệm cho tiết dạy.

- Phương pháp thực nghiệm: Giáo viên tiến hành dạy thể nghiệm theo từng mục đích yêu cầu cụ thể một số tiết dạy nghe.

 Phương pháp điều tra: Giáo viên đặt câu hỏi để kiểm tra đánh giá việc nắm nội dung bài học của học sinh.

         4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đề tài xoay quanh việc nghiên cứu giảng dạy và học tập kỹ năng nghe tiếng Anh  của giáo viên và học sinh bậc THCS ở truờng THCS  Xuân  phú. Đối tượng nghiên cứu điển hình mà tôi đã mạnh dạn áp dụng đề tài này là hai khối 7 và 9.

II. Giải quyết vấn đề

1. Cơ sở lý luận

Mục đích của việc dạy ngoại ngữ không phải là cung cấp cho học sinh kiến thức của ngôn ngữ đó, mà mục đích cuối cùng của việc dạy ngoại ngữ nói chung, tiếng Anh nói riêng là dạy học sinh khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh. Khả năng giao tiếp của học sinh thể hiện qua các kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết. Kỹ năng nghe tiếng Anh của học sinh được hình thành qua một quá trình học tập rèn luyện trong môi trường ngoại ngữ. Ngoài việc học tập ở trường lớp, học sinh phải tự học tập rèn luyện nghe thông qua các hình thức và các phương thức khác nhau. Có thể nói một trong những biểu hiện tích cực, đặc trưng của học sinh trong việc học tập bộ môn ngoại ngữ là học sinh có nhu cầu tiếp thu kiến thức, kĩ năng vận dụng để giao tiếp và nghe hiểu thông tin, biết cách  hợp tác với bạn khi cần thiết trong quá trình luyện tập nói, viết biết chủ động trình bày những ý định của mình thông qua giao tiếp nói hoặc viết.

Việc nghe hiểu rất cần thiết vì muốn đạt được mục đích giao tiếp thì trước hết mình phải hiểu được người nói đang nói gì. Chính vì vậy mà việc dạy kỹ năng nghe đạt hiệu quả tốt là điều rất quan trọng trong giờ ngoại ngữ.

2. Cơ sở thực tiễn

Ở hoàn cảnh chúng ta, lớp học thường đông học sinh, các em còn phải chịu sự ồn ào trong các giờ nghe. Đa số các nhà trường không có đủ điều kiện để trang bị cho mỗi học sinh một tai nghe. Hơn nữa các em hiếm có cơ hội được giao tiếp với người bản ngữ nên khả năng nghe còn kém. Muốn tăng thời gian học sinh  được luyện nghe trong buổi học thì giáo viên phải sưu tầm nhiều dạng bài nghe khác nhau.

Để hoạt động giao tiếp của học sinh có hiệu quả trong công việc dạy- học ngoại ngữ nói chung và dạy học tiếng Anh nói riêng cần phải  tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm, cặp để tăng cường khả năng giao tiếp cho học sinh. Ngoài ra giáo viên cần tăng cường sử dụng công nghệ thông tin để có các tài liệu nghe phù hợp.

          3. Đánh giá thực trạng

a. Ưu điểm

Mặc dù có những điều kiện khách quan và chủ quan ảnh hưởng trực tiếp trong quá trình giảng dạy nhưng chúng tôi đã biết khắc phục vượt lên những khó khăn trước mắt, từng bước nâng cao chất lượng giờ dạy nghe môn tiếng Anh nhằm đáp ứng mục đích chương trình, SGK mới

Về phía giáo viên:

- Bước đầu đã tiếp cận sử dụng tương đối tốt các kỹ thuật dạy học đặc trưng   kỹ thuật dạy nghe.

- Đã quen và chủ động với cách thức tổ chức một tiết dạy nghe  

- Phối hợp khá linh hoạt các kỹ thuật dạy học

- Sáng tạo ra nhiều đồ dùng dạy học phù hợp với nội dung các tiết dạy, vì vậy nhiều tiết dạy nghe trở nên sinh động , có sức lôi cuốn và đạt hiệu quả cao.

- Sử dụng vận hành các trang thiết bị dạy học hiện đại phục vụ tốt cho quá trình dạy nghe:  băng, đĩa hình máy cassette, đầu video, đèn chiếu..

Về phía học sinh:

- Học sinh đã được quen dần  với môn học nghe.

- Nhiều học sinh đã nghe và nhận biết được giọng đọc, nói của người bản ngữ.

- Phần lớn học sinh nghe được những bài nghe có nội dung đơn giản, vừa phải thực hiện được các yêu cầu, bài tập của giáo viên sau khi nghe lần 3

- Một số học sinh đã hình thành kỹ năng, kỹ xảo trong học tập.

b. Hạn chế:

Giáo viên:

Vẫn còn một số giáo viên gặp một só khó khăn nhất định trong việc thực hiện các thao tác, kỹ thuật dạy nghe, trong việc lựa chọn các kỹ thuật cho phù hợp với từng tiết dạy, từng giai đoạn của tiết dạy.Còn ngại sử dụng hoặc sử dụng chưa thành thạo đồ dùng dạy học phục vụ cho tiết dạy nghe ( đài cassett, hình minh họa...)

Học sinh:

- Động cơ để nghe hiểu bằng tiếng Anh còn hạn chế.

- Nhiều em ít có cơ hội để nghe, ít tiếp cận với các thông tin đại chúng mà qua đó có thể nghe tiếng Anh.

- Một số em còn ngại nghe và nói bằng tiếng Anh, còn sợ bị mắc lỗi.

- Môn nghe hiểu còn mới với các em.

- Học sinh chưa quen với tốc độ đọc, nói trong băng của người bản ngữ.

Phương tiện đồ dùng dạy học:

- Đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giảng dạy còn quá ít, còn thiếu: tranh, ảnh, băng, đài casstte.

- Chất lượng băng thâu chưa tốt, giọng đọc còn chưa rõ, tiếng ồn nhiều.

Điều tra cụ thể:

Trong quá trình giảng dạy, bản thân tôi đảm nhận khối 7 và khối 9. Với ý thức vừa nghiên cứu đặc điểm tình hình học tập bộ môn của học sinh vừa tiến hành, rút kinh nghiệm. Ngay từ đầu năm học tôi đã định hướng cho mình một kế hoạch và phương pháp cụ thể để chủ động điều tra tình hình học tập của học sinh do lớp mình phụ trách. Qua điều tra, tôi đã nhận ra rằng hầu hết các em nắm từ vựng không chắc, kỹ năng nghe và giao tiếp bằng tiếng Anh còn hạn chế. Kết quả điều tra cụ thể như sau:

 

Lớp

TSHS

Giỏi

Khá

T.Bình

Yếu

Kém

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

7

50

2

4

7

14

30

60

6

12

5

10

9    9

48

1

2

10

20

22

46

11

24

4

8

4. Biện pháp tiến hành

4.1- Lập kế hoạch cho một tiết dạy nghe:

a- Đối với giáo viên

Để một tiết dạy nghe được tốt thì người giáo viên cần thực hiện các bước sau:

- Nghiên cứu các nội dung tiết dạy từ sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kỹ năng.

Việc nghiên cứu kỹ SGK, SGV sẽ giúp cho giáo viên tổ chức, điều khiển tiết dạy nghe đi đúng trọng tâm, trọng điểm; phân bố thời gian cho các bước, các hoạt đông một cách khoa học.

- Nghiên cứu mục đích yêu cầu của tiết dạy:

Mục đích, yêu cầu của tiết dạy là đích mà cả giáo viên và học sinh cần

 phải đạt được sau tiết dạy học. Đối với tiết dạy nghe, thông thường mục đích, yêu cầu của tiết dạy là giúp học sinh  luyện tập và phát triển các kỹ năng: Listening (nghe), Speaking (nói), Reading ( đọc), Writing (viết) ( trong đó kỹ năng nghe là chủ yếu), sau khi kết thúc phần nghe học sinh hiểu được nội dung chính của bài nghe và thực hiện một số yêu cầu hay bài tập ngôn ngữ nào đó.

- Lựa chọn và phối hợp các kỹ thuật dạy nghe (Listening Techniques) một cách linh hoạt và phù hợp:

Sử dụng tốt các phương tiện, đồ dùng dạy học phục vụ cho tiết dạy nghe:

* Sử dụng máy cassett:

+ Trước khi thực hiện dạy học cần chuẩn bị máy tốt, băng rõ và có phương án dự phòng khi mất điện

+Phải đảm bảo tính an toàn khi thao tác.

+ Tuyệt đối không để học sinh tự ý sử dụng nếu chưa được hướng dẫn

+ Xem xét sự cần thiết, hiệu quả mang lại, thời gian cụ thể cho từng công đoạn...

* Sử dụng tranh minh hoạ:

+ Tranh trong SGK:

Một trong những thế mạnh của bộ SGK biên soạn theo chương trình mới là có nhiều tranh hình minh hoạ. Việc tận dụng đến mức tối đa các tranh hình trong SGK để giúp học sinh hiểu bài học mới là việc cần chú trọng trong tất cả các bài học.

+Tranh hình minh họa: ( tự tạo hoặc mua ) để giới thiệu và luyện tập bài mới là yêu cầu bắt buộc. Không yêu cầu hình minh họa phải đảm bảo tính thẩm mĩ cao, nhưng phải có sự liên hệ thực tế gần gũi với nội dung bài học. Nếu không có điều kiện mua thì có thể phóng to tranh minh hoạ trong SGK

- Cần phải lên một giáo án hợp lý, khoa học.

Giáo viên cần hoạch định rõ hoạt động của thầy, hoạt động của trò, thời gian cho các hoạt động, các yêu cầu của từng bài tập, các phương án trả lời của học sinh

- Trao đổi, thảo luận về  phương án giảng dạy.

Hiệu quả của tiết dạy nghe sẽ được nâng cao hơn nếu phương án giảng dạy được đưa ra thảo luận cùng đồng nghiệp trước khi dạy việc làm này không chỉ mang lại kết quả tích cực cho tiết dạy nghe mà kỹ năng khác cũng có kết quả như vậy.

b- Đối với học sinh

Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị tốt cho tiết học tới bằng cách:

- Ra hệ thống các câu hỏi gợi mở về bài mà các em sắp được học để học sinh có thời gian suy nghĩ , tìm hiểu tài liệu....

- Yêu cầu học sinh thực hiện một số bài tập liên quan đến nội dung tiết dạy nghe mà đối với các tiết dạy kỹ năng khác cũng có kết quả như vậy. 

- Khuyến khích, động viên học sinh tự tin, chủ động, sáng tạo nêu ra những vấn đề, câu hỏi có liên quan đến nội dung bài dạy

4.2. Thực hiện tốt tiến trình dạy nghe

Đối với một tiết dạy ngữ  pháp hay từ vựng, thông thường trong tiến trình của tiết dạy có 3 giai đoạn đó là: Presentation - Practie - Production. Tiến trình của một tiết dạy nghe cũng phải trải qua 3 giai đoạn: Pre - Listening, While - Listening,Post - Listening. Tiến trình dạy học này không những giúp học sinh nắm hiểu bài mà còn giúp các em sử dụng kỹ năng nghe trong giao tiếp thực tế. Song vấn đề tiên quyết là giáo viên cần phải xác định rỏ ràng mục đích yêu cầu cầu của từng bài nghe cụ thể để từ đó định hướng cho học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ trong những giai đoạn tiếp theo.

a. Pre - Listening: ( about 10 - minutes)

( True/ Frediction, Open Prediction, Ordering, Pre- Questions)

Là giai đoan giúp học sinh có định hướng, suy nghĩ về đề tài hay tình huống trước khi học sinh nghe.

- Giáo viên nên tạo tâm thế chuẩn bị làm bài nghe cho học sinh bằng cách dẫn dắt gợi hỏi về chủ đề bài nghe, yêu cầu học sinh quan sát tranh, đọc từ và đoán xem các em chuẩn bị nghe chủ đề gì, ai sắp nói với ai …

- Giáo viên có thể yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm đoán sơ bộ về nội dung sắp nghe thông qua tranh hay tình huống bàI nghe.Có thể các em nói không chính xác với nhưĩng gì các em sắp nghe nhưng vấn đề đặt ra là các em có hứng thú trước khi nge.

- Giáo viên giúp các em lường trước những khó khăn có thể gặp phảI về phát âm hay cấu trúc mới,các kiến thức nền…

- Cuối cùng giáo viên nói rõ cho họ sinh biết các em sẽ được nghe bao nhiêu lần và hướng dẫn yêu cầu nhiệm vụ khi nghe ( chọn đúng, sai, trả lời câu  hỏi…)

b. While - Listening: (about 20 - minutes)

( Selecting, Deliberate Mistakes,Grids, Listen and Draw, Comprehension Questions)

Đây là giai đoạn mà ở đó học sinh có cơ hội luyện tập. ở giai đoan này giáo viên đưa ra các dạng bài tập, yêu cầu học sinh thực hiện. Học sinh có thể mắc lỗi ở giai đoạn này vì vậy giáo viên chú ý cần sữa lỗi cho học sinh và đưa ra các phương án trả lời đúng.

Giáo viên bật  băng hay đọc bài nghe 2 đến 3 lần ( nếu nội dung khó có thể cho các em nghe 4 lần ). Lần đầu gúp học sinh làm quen với bài nghe hiểu bao quoát nội dung bài nghe ( pendown ). Lần thứ hai nghe thông tin chính xác để hoàn thành bài tập. Lần thứ ba nghe và kiểm tra lại bài tập đã làm. Mục tiêu chính của nghe hiểu là học sinh nghe lấy nội dung chính hay lấy thông tin chi tiết đồng thời hiểu được thái độ quan điểm của tác giả. Do đó giáo viên cho học sinh nghe cả bài để họ nắm được ý chung cũng như bố cục cả bài và làm bài tập, sau đó có thể cho nghe lại từng đoạn để nắm kết quả hoặc nghe lại những chổ khó để khẳng định đáp án. Nên hạn chế cho học sinh nghe từng câu, hoặc từng từ một vì làm như vậy sẽ khiến người học có thói quen phảI hiểu nghĩa từng từ từng câu khi nghe.

c. Post - Listening (at least 15 minutes)

( Roleplay, Recall the story, Write- it- up, Further practice ...)

- Đây là giai đoạn luyện tập sau khi nghe. ở giai đoạn này học sinh sử dụng những kiến thức, kỹ năng ngôn ngữ đã được luyện tập ở giai đoạn   " While - Listening" vào các tình huống giao tiếp thực tế, có ý nghĩa. Sau khi nghe học sinh cần thực hiện một số bài tập như: báo cáo trước lớp hay trong nhóm về kết quả bài tập, các học sinh khác nghe cho ý kiến nhận xét hoặc chữa bài cho bạn. Giáo viên cần phải kết hợp các kỹ năng khác để phát triển mở rộng thêm bài nghe như recall, write-it-up, discussion.....

5. Kết quả đạt được

        Việc vận dụng sáng kiến kinh nghiệm này bản thân tôi đã đạt được một số kết quả hết sức khả quan. Trước hết những kinh nghiệm này rất phù hợp với chương trình, SGK mới. Học sinh có hứng thú học tập hơn, tích cực chủ động sáng tạo để mở rộng vốn hiểu biết, đồng thời cũng rất linh hoạt trong việc thực hiện nhiệm vụ lĩnh hội kiến thức và phát triển kỹ năng. Không khí học tập sôi nổi. Học sinh có cơ hội để khẳng định mình, không còn lúng túng, lo ngại khi bước vào giờ học. Đây cũng chính là những nguyên nhân đi đến những kết quả tương đối khả quan của các bài kiểm tra, cụ thể là:

 

Lớp

TSHS

Giỏi

Khá

T.Bình

Yếu

Kém

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

7

50

8

16

14

28

23

46

3

6

2

4

9    9

48

5

10,5

16

33,4

19

39,5

6

12,5

2

4,1

                      So với kết quả khi chưa áp dụng sáng kiến

Lớp

TSHS

Giỏi

Khá

T.Bình

Yếu

Kém

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

7

50

2

4

7

14

30

60

6

12

5

10

9    9

48

1

2

10

20

22

46

11

24

4

8

III. Kết luận

1. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm

Học sinh có hứng thú học tập hơn, tích cực chủ động sáng tạo. Các em

 được tham gia nhiều hoạt động trong giờ nghe từ đó các em tự  tin hơn rất nhiều. Đa số các bài nghe trong sách giáo khoa đều được hoàn thành tốt. Các em có thể tự tin khi giao tiếp với bạn vì các em đã nghe và hiểu được bạn mình đang nói gì.

2. Nhận định về chiều hướng phát triển của sáng kiến kinh nghiệm

bậc THCS việc đưa tiết dạy nghe môn tiếng Anh vào chương trình là điều kiện tốt để học sinh có thể phát triển một cách đầy đủ các kỹ năng ngôn ngữ. Song dạy và học nghe Tiếng Anh còn mới đối với cả học sinh và giáo viên, vì vậy trong những năm đầu thực hiện, cả giáo viên và học sinh không thể tránh khỏi những khó khăn, bỡ ngỡ ban đầu. Với sáng kiến kinh nghiệm này, tôi hy vọng sẽ góp một phần nhỏ vào việc giúp giáo viên và học sinh trường chúng tôi nói riêng, các đồng nghiệp và học sinh các trường bạn nói chung khắc phục dần khó khăn, thực hiện việc dạy và học nghe môn tiếng Anh đạt hiệu quả tốt hơn. Về phía bản thân, tôi xin hứa sẽ tiếp tục thừa kế và phát huy những kết quả đã đạt được của việc thực hiện đề tài, đồng thời không ngừng học hỏi rút kinh nghiệm, khắc phục những khó khăn trong giảng dạy để đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, phương pháp giảng dạy môn tiếng Anh của Bộ Giáo Dục Đào Tạo.

3. Bài học kinh nghiệm

Sau khi áp dụng thành công đề tài này bản thân tôi đã gặt được những kết quả đáng kể và những kinh nghiệm quý báu cho bản thân như sau:

a. Giáo viên phải luôn tạo  môi trường ngoại ngữ trong giờ học và phải  sử dụng tiếng Anh như là ngôn ngữ chính đễ giao tiếp. Tùy theo khối lớp và đối tượng học sinh, giáo viên có thể sử dụng những câu tiếng Anh ngắn gọn, đơn giản, dể hiểu, dể nhớ, dể thuộc.

- Giáo viên phải luôn biết khích lệ học sinh sử dụng kiến thức đã học để sử dụng trong giao tiếp.

- Giáo viên không nên quá chú ý đến lỗi của học sinh trong khi nói.

Hãy để các em nghe và nói tự nhiên. Đừng bao giờ buộc học sinh phải dừng nói trong khi học sinh đó đang cố gắng diễn tả ý nghĩa của mình bằng tiếng Anh, làm như vậy sẽ khiến các em cảm thấy sợ mắc lỗi khi nghe và nói.

 - Giáo viên nên lòng ghép các hoạt động nghe và nói tiếng Anh với hình thức " vừa chơi - vừa học".

- Trong thời gian ở nhà hướng dẫn các em tập nghe tiếng Anh qua đài, tivi, nghe các bài hát bằng tiếng Anh ....

Bằng việc tạo ra các môi trường ngoại ngữ như vậy thì học sinh mới có thể luyện tập tốt kỹ năng nghe và các kỹ năng giao tiếp khác.

b. Giáo viên cần sự lôi cuốn, thu hút học sinh vào nội dung bài nghe bằng các hình thức hoạt động, các kỹ thuật dạy nghe phù hợp cho từng giai đoạn của một tiết dạy nghe

c. Sáng tạo những đồ dùng nghe phù hợp với nội dung của bài nghe: tranh ảnh, mô hình, băng ...

( Cụ thể bản thân tôi đã thực hiện thu một bài nghe tiếng Anh từ dĩa 3 đến 4 lần điều này rất  thuận tiện trong thao tác và tiết kiệm thời gian trên lớp )

d. Giáo viên cần phải chọn, sử dụng và phối hợp linh hoạt các phương pháp, kỹ thuật dạy nghe trong tiến trình của giờ dạy. ở giai đoạn luyện tập sau khi nghe, ngoài các bài tập sách giáo khoa, giáo viên cần đưa ra các bài tập phù hợp, có tính năng giao tiếp thực tế cao.

IV. Kiến nghị , đề xuất

* Đối với cơ quan quản lý:

- Trang bị đủ đài, đĩa có chất lượng.

- Có phòng nghe riêng để đảm bảo không có tiếng ồn trong giờ nghe.

* Đối với giáo viên và học sinh:

- Cần tạo cơ hội cho học sinh luyện các kỹ năng cần thiết trong khi nghe như đoán từ, đoán nội dung trong ngữ cảnh, nghe ghép thông tin với tranh, nghe điền thông tin vào bảng...

- Đối với một số bài nghe có nội dung phức tạp hơn thì giáo viên cố gắng

 áp dụng tốt 3 bước nghe hiểu để tạo điều kiện phát huy khả năng nghe hiểu và sử dụng ngôn ngữ của học sinh.

- Các kỹ năng cần được phối hợp linh hoạt trong quá trình dạy nghe.

    V. Tài liệu tham khảo

 

Tên tác giả

Năm xuất bản

Tên tài liệu

Nhà xuất bản

Nơi xuất bản

Nguyễn Văn Lợi

2005

SGV,SGKkhối 6,7,8,9

NXB Giáo dục

 

Vũ Thị Lợi

2005

Giới thiệu phương pháp giảng dạy

NXB Hà nội

TPHCM

Trường Đại học Hà nội

2013

Phương pháp giảng dạy tiếng Anh cho GV THCS

Đại học Hà nội

Hà Nội

The ELTTP Methodology course.

 

1999

Tài liệu tập huấn về đổi mới phương pháp

 

Oxford university

Oxford

 

Xuân Phú, ngày 20 tháng 3 năm 2021

                                            

Xác nhận của nhà trường

Người viết

 

 

 

Đỗ Thị Hiền

                      

  

Lượt xem: 472
Bài tin liên quan