Thứ bảy, 20/04/2024 - 07:16|
Chào mừng bạn đến với cổng thông tin điện tử của Trường THCS Xuân Phú

Một số đề kiểm tra Văn 8

 

PHÒNG GD& ĐT YÊN DŨNG

TRƯỜNG THCS XUÂN PHÚ

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2.

MÔN: NGỮ VĂN 8.

Thời gian làm bài: 90 Phút

 

Đề 1:

 

Câu 1: ( 4điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

(1) Một người hỏi nhà hiền triết:

(2) Cái gì nên nhớ và cái gì nên quên?

(3) Nhà hiền triết trả lời:

(4) Nếu mọi người làm điều tốt cho anh thì anh nên nhớ. (5) Còn nếu anh làm điều tốt cho mọi người thì anh nên quên.
                                          (Theo: Truyện ngụ ngôn lừng danh thế giới)

a. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?

b. Xác định các kiểu câu phân chia theo mục đích nói cho các câu trên ?

c. Xác định các hành động nói và cách thực hiện hành động nói có trong đoạn?

d. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 8 câu) nói lên bài học rút ra từ câu chuyện trên?

Câu 2: (6 đ)

Suy nghĩ của em về nạn bạo lực học đường hiện nay ở trường THCS.

……………Hết……………

 

 

 

 

 

 

 

Đề 2:

Câu 1: (4,0 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

        Làm sao để niềm vui của người này không còn là nỗi buồn của người kia. Làm sao để công nghiệp hóa một ngôi làng nhưng lại không ung thư hóa dân làng. Làm sao để tăng lợi nhuận đầu tư nhưng đừng đổ chất thải ám hại môi trường sống. Làm sao để tăng trưởng, để giàu có hơn nhưng đừng bức tử nguồn nước cho mai sau. […] Chỉ có thể là thế khi mình biết nghĩ đến người khác. Mình không nói cho hả giận khi người khác nhói lòng. Mình không chỉ lo cho được việc cho riêng mình mặc ai kia khổ sở…

[…] Vô cảm với người khác là thiểu năng cảm xúc. Còn tệ hơn cả thiểu năng cơ thể. Bởi vì thiểu năng cảm xúc nghĩa là dù không phải trời bắt tội, em cũng đã bị tật nguyền ngay trong cơ thể khỏe mạnh, đẹp đẽ của chính mình.

       (Theo Đoàn Công Lê Huy, Yêu xứ sở, thương đồng bào, Nxb Kim Đồng 2018, tr 83,85)

a. Xét về mục đích nói, câu Làm sao để niềm vui của người này không còn là nỗi buồn của người kia thuộc kiểu câu gì?

b. Chỉ ra đặc điểm hình thức và chức năng của câu văn vừa xét.

c. Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép điệp ngữ được sử dụng trong đoạn văn (trình bày bằng 2-3 câu văn).

d. Thông điệp mà đoạn văn gửi đến người đọc là gì?

e. Viết đoạn văn ngắn (10 đến 12 câu) theo lối diễn dịch triển khai câu chủ đề Vô cảm với người khác là thiểu năng cảm xúc.

 

Câu 2: ( 6,0 điểm).

      Chứng minh đoạn trích : “ Nước Đại Việt ta” ( Bình Ngô đại cáo- Nguyễn Trãi), có ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc.

                                        

    ……………Hết……………

 

 

Đáp án đề kiểm tra kì 2 môn Ngữ văn 8

Đề 1: 

 

Câu

ý

Nội dung

Điểm

1

a

 

- Mức tối đa: Học sinh xác định đúng PTBĐ chính : Tự sự.

 

- Không làm hoặc sai.

0.5

0

b

Mức tối đa: HS xác định được

+ Câu 1,3: Câu trần thuật.

+ Câu 2: Câu nghi vấn.

+ Câu 4,5: Câu cầu khiến

Mức chưa tối đa: Mỗi câu đúng 0,2 đ

Mức không đạt: HS không làm hoặc làm sai.

 

 

 

1

 

 

0

 

 

c

Mức tối đa:

Mức chưa tối đa: Câu 2: Hành động hỏi.

                               Câu 4,5: Hành động

                                Cách thực hiện: Trực tiếp.

Mức không đạt: HS không làm hoặc làm sai.

1.0

0.5

 0,5

0

 d

Viết đoạn văn rút ra bài học.

- Mức tối đa:

+ Về hình thức: HS viết đúng cấu trúc đoạn văn ; đảm bảo dung lượng đoạn văn.

+ Về nội dung: HS có thể triển khai ý theo nhiều cách song về cơ bản nêu được bài học nhận thức và hành động: hướng đến những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống; sẵn sàng giúp đỡ người không may và sống với thái độ biết ơn.

- Mức chưa tối đa: Hs viết đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn nhưng nội dung còn sơ sài,  (và ngược lại).

Mức không đạt: HS không làm hoặc làm sai.

1,5

 

 

 

 

1

0

 

 

 

 

 

 

 

 2

 

Suy nghĩ của em về nạn bạo lực học đường hiện nay ở trường THCS.

 

 

 

a. Yêu cầu về kỹ năng:

- Xác định đúng kiểu bài: Nghị luận.

- Bài viết đảm bảo bố cục ba phần.

- Bài viết không mắc lỗi diễn đạt, chính tả.

- Nội dung ấn tượng, lời văn diễn đạt khách quan, chính xác, ngôn ngữ trong sáng.

 0,5

 

 

 

b. Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể sắp xếp ý theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần nêu được các ý cơ bản sau: Dưới đây là một số nội dung định hướng chấm bài:

* Mở bài:

- Giới thiệu về vấn nạn Bạo lực học đường.

* Thân bài:

  - Thế nào là bạo lực học đường:

  -  Hiện trạng của bạo lực học đường hiện nay

  - Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạo lực học đường:

  - Hậu quả của bạo lực học đường:

  - Giải pháp khắc phục nạn bạo lực học đường:

  - Liên hệ với bản thân

* Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về bạo lực học đường

5,0

c. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo; thông  khách quan, chính xác, hấp dẫn; chuyển đoạn chuyển ý nhịp nhàng.

0.5

 

 

 

 d. Biểu điểm:

- Mức tối đa: Trình bày bố cục rõ ràng;  chính xác, khách quan, cuốn hút; không mắc lỗi chính tả; biết ngắt, chuyển đoạn, trình bày đoạn văn hợp lí; đảm bảo tốt các yêu cầu của bài.

-

 - Mức chưa tối đa:

+ Bài làm khá: Đảm bảo tốt các yêu cầu của bài, chữ viết rõ ràng, sạch đẹp. Mắc từ 1-2 lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

+ Bài làm trung bình: Biết cách làm, tuy nhiên chưa khai thác hết các yêu cầu của bài; chữ viết dễ đọc; mắc 3 lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

+ Bài làm yếu: Diễn đạt vụng, thông tin chưa chính xác, còn mang tính chủ quan, lời văn rời rạc, mắc nhiều lỗi chính tả, lỗi dùng từ và diễn đạt.

- Mức không đạt:

+ Chỉ viết vài dòng, viết lạc đề, hoặc bỏ giấy trắng.

 

6,0

4,0

 

2,0

 

1,0

 

Lượt xem: 177
Bài tin liên quan